Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động đến nay đã được 9 năm, trong 9 năm qua BHTG Việt Nam đã làm tốt việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững của hệ thống tài chính – ngân hàng.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập kinh tế nhất là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế đòi hỏi hệ thống tài chính – ngân hàng nói chung, BHTG Việt Nam nói riêng phải có những đổi mới để đối phó với nguy cơ rủi ro cao của hệ thống tài chính, đồng thời cũng để phù hợp với thông lệ quốc tế, một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đó là tạo khung pháp lý mới cho hoạt động của BHTG Việt Nam.
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới khi tổ chức BHTG được thành lập và đi vào hoạt động thì đã có Luật điều chỉnh ngay, trong khi đó văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh lĩnh vực hoạt động này ở Việt Nam mới ở mức Nghị định. Vì thiếu một khung pháp lý vững chắc điều chỉnh lĩnh vực hoạt động này nên đã phần nào làm hạn chế BHTG Việt Nam thực hiện các chức năng, nhiệm vụ vốn có của một tổ chức BHTG theo thông lệ quốc tế. Trước tình hình đó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan và BHTGVN khẩn trương xúc tiến việc xây dựng Luật BHTG.
Trong thời gian qua, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản pháp luật cho hoạt động BHTG. Tuy nhiên hiện nay, cơ sở hạ tầng pháp lý vẫn còn thiếu và yếu, chưa tương xứng với nhiệm vụ của BHTGVN. Pháp luật về BHTG đang ở mức nghị định của Chính phủ, chưa có luật về BHTG tương xứng với các bộ luật khác điều chỉnh về các lĩnh vực liên quan, do đó đã hạn chế việc thực hiện chức năng nhiệm vụ vốn có của BHTGVN; Quyền hạn và nghĩa vụ luật định của BHTGVN còn bị hạn chế so với mục tiêu, kỳ vọng của tổ chức BHTG theo thông lệ quốc tế. chính vì vậy việc xây dựng Luật BHTG là một yêu cầu bức thiết nhằm tạo môi trường pháp lý để BHTG hoạt động tốt hơn trong thời kỳ hội nhập.
Mặt khác, một vấn đề hết sức quan trọng mà hiện nay BHTG Việt Nam thuộc Chính phủ nhưng không phải là cơ quan ngang bộ cũng không trực thuộc bộ nào. Nhằm bảo đảm tính độc lập với NHNN nên giao cho Bộ tài chính quản lý BHTG Việt Nam là hợp lý nhất, bên cạnh đó cần có sự phối hợp với NHNNN Việt Nam nhằm đưa tổ chức BHTG Việt Nam hoạt động hiệu quả là một kênh gám sát rủi ro giúp NHNN Việt Nam kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Trong phân khúc dòng xe 7 chỗ hiện nay, Toyota Innova không còn là cái…
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, việc vay tiền mua xe ô tô trở…
Bước vào thời đại công nghệ 4.0, thẻ tín dụng trở nên phổ biến hơn…
Hội An là một trong những điểm đến hấp dẫn và nổi tiếng ở miền…
Trường quốc tế là một lựa chọn ngày càng phổ biến cho các bậc phụ…
Đầu tư vào bất động sản là một trong những hình thức đầu tư được…