1. Giai đoạn trước năm 1995
Ngay sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công. Đảng đã có một số sắc lệnh về BHXH cho cán bộ công chức viên chức nhà nước. Song vì điều kiện đất nước ta còn đang chiến tranh cho nên không có điều kiện thực hiện. Mãi ngày 27 tháng 12 năm 1961 Chính Phủ mới có nghị định số 218/CP ban hành kèm theo điều lệ BHXH tạm thời áp dụng cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước, với các chế độ như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao dộng, hưu trí và tử tuất. Trong hơn 30 năm ( 1961- 1993) thực hiện BHXH theo điều lệ tạm thời, Chính Phủ đã sửa đổi bổ xung rất nhiều lần. Song chính sách BHXH vẫn mang nặng tính bao cấp, đối tượng tham gia BHXH chỉ là cán bộ nhà nước không được mở rộng đến người lao dộng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chưa xây dựng quỹ BHXH, mọi thu chi BHXH phụ thuộc vào Ngân sách nhà nước, cơ chế quản lý phân tán chưa tập chung thống nhất, điều này thể hiện ở việc BHXH được quản lý bởi hai cơ quan đó là Tổng công đoàn Việt Nam (hiện nay gọi là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) quản lý quỹ BHXH ngắn hạn, Bộ lao động thương binh xã hội quản lý quỹ dài hạn. Tất cả các khoản chi đều lấy từ Ngân sách nhà nước, mà đối tượng được hưởng ngày càng tăng lên do đó đã tạo gánh nặng cho Ngân sách nhà nước.
2. Giai đoạn từ 1995 đến nay
Năm 1995 với sự ra đời của bộ luật lao động đánh dấu một bước phát triển mới về các vấn dề lao động. Các quy định về BHXH như đối tượng tham gia, mức đóng, trách nhiệm đóng của người lao động và người sử dụng lao động, các chế độ BHXH, quỹ BHXH… được quy định khá rõ. Ngày 26 tháng 1 năm 1995 Chính Phủ ban hành điều lệ BHXH bắt buộc kèm theo nghị định 12/CP áp dụnh cho công nhân viên chức nhà nước và các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên và điều lệ BHXH kèm theo nghị định 45/CP áp dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp… Theo nghị định 19/CP ngày 19 tháng 2 năm 1995 của Chính Phủ, thì BHXH sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính Phủ, sự quản lý nhà nước của Bộ lao động thương binh và xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, và sự giám sát của Tổ chức công đoàn.
Theo đó việc thực hiện BHXH theo nghị định mới tạo lên những nét thay đổi mới trong BHXH Việt Nam đó là đối tượng BHXH được mở rộng đến người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên, quỹ BHXH tập chung đã được hình thành, với nguyên tắc có đóng mới có hưởng đã xoá bỏ tư tưởng ỷ lại vào Ngân sách nhà nước. Với chính sách BHXH thống nhất đã tạo được sự công bằng giữa những người lao động làm việc ở các thành phần kinh tế. Vì việc dựa vào lương để xác định mức đóng BHXH chỉ có thể áp dụng đối với những người lao động làm công ăn lương. Việt Nam tỉ lệ lao động tự do rất nhiều, lương không thể xác định theo tháng vì vậy để thực hiện chính sách BHXH đối với tất cả những người lao động là rất khó. Điều đáng ghi nhận là năm 1996 BHXH tiến hành cấp phát sổ BHXH cho người lao động. Nhằm quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo sự công bằng cho người lao động, sổ BHXH còn là cơ sơ để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Năm 2003, khi triển khai thực hiện Nghị định số 01/2003/NĐ-CP Ngày 9 tháng 1 năm 2003 của Chính Phủ, áp dụng đối với các doanh nghiệp có từ một lao động trở lên đã mở rộng được đối tượng tham gia song vì các doanh nghiệp từ mười lao động trở xuống ít có tổ chức đoàn thể do bận sản xuất kinh doanh khó có thể tập hợp lại để phổ biến Nghị định mới.
Trong phân khúc dòng xe 7 chỗ hiện nay, Toyota Innova không còn là cái…
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, việc vay tiền mua xe ô tô trở…
Bước vào thời đại công nghệ 4.0, thẻ tín dụng trở nên phổ biến hơn…
Hội An là một trong những điểm đến hấp dẫn và nổi tiếng ở miền…
Trường quốc tế là một lựa chọn ngày càng phổ biến cho các bậc phụ…
Đầu tư vào bất động sản là một trong những hình thức đầu tư được…