Đầu tư chứng khoán hiện đang là xu hướng kiếm tiền hàng đầu của mọi người. Thế nhưng, trong quá trình này, ta sẽ gặp phải một số thuật ngữ khó hiểu. Vậy nên, trong bài viết hôm nay, mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ trái phiếu doanh nghiệp là gì.
Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp được biết đến là một trong hai loại trái phiếu phổ biến trên thị trường. Loại còn lại là trái phiếu chính phủ. Thế nên, khi nhắc đến trái phiếu, ta có thể hiểu đây là một sản phẩm tài chính được phát hành bởi chính phủ hay doanh nghiệp. Mục đích phát hành trái phiếu là để thu hút vốn từ các nhà đầu tư.
Theo Nghị Định 163/2018/NĐ-CP, trái phiếu doanh nghiệp được quy định như một loại chứng khoán, có kỳ hạn trên 1 năm. Nó phải được phát hành bởi các loại hình doanh nghiệp như CTCP, hay CTTNHH. Doanh nghiệp phát hành cần thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, hoặc nợ khác (nếu có) với các chủ đầu tư.
Sau khi đã trả lời cho câu hỏi trái phiếu doanh nghiệp là gì, ta sẽ tìm hiểu về các loại trái phiếu này. Nó sẽ được phân loại thành 2 dạng chính, bao gồm:
Theo Nghị Định 155/2020/NĐ-CP, trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán được xem là trái phiếu đã được chào bán với công chúng.
Hiểu theo cách khác, đây là các loại trái phiếu được đăng ký và lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD). Nó sẽ được giao dịch trên các sàn chứng khoán uy tín như HOSE, hay HNX. Mỗi sàn chứng khoán đều sẽ có những quy định riêng khi niêm yết. Thế nên, các trái phiếu này cần phải đáp ứng được những quy định này mới có thể được niêm yết.
Trái phiếu niêm yết
Thị trường OTC hẳn không còn là một loại thị trường quá xa lạ với mọi người. Thị trường này được biết đến là 1 thị trường phi tập trung.
Thế nên, trái phiếu OTC cũng được xem một loại trái phiếu phi tập trung. Khác với trái phiếu niêm yết, nó sẽ không bị quản lý chặt chẽ bởi các chính sách nhà nước. Loại trái phiếu này sẽ phụ thuộc vào yếu tố “thuận mua vừa bán” trong giao dịch.
Trái phiếu OTC
Loại trái phiếu doanh nghiệp này sẽ bao gồm một số đặc điểm nổi bật như:
Đặc điểm của trái phiếu
Vậy loại trái phiếu này có giới hạn đối tượng mua không? Câu trả lời là không bạn nhé. Bạn có thể mua loại trái phiếu này với tư cách cá nhân, hay tổ chức (tính cả các tổ chức nước ngoài). Thế nên, đừng lo lắng quá nhiều về vấn đề này bạn nhé.
Đối tượng mua trái phiếu
– Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp sẽ an toàn hơn rất nhiều so với chứng khoán. Đồng thời, số tiền lãi bạn nhận được cũng sẽ gấp nhiều lần khi gửi ngân hàng. Đây cũng là một trong những ưu điểm nổi bật của trái phiếu doanh nghiệp
– Khi sở hữu trái phiếu doanh nghiệp nhưng công ty đó bị phá sản, thì bạn sẽ là đối tượng được ưu tiên hoàn nợ hàng đầu. Hơn cả những cổ đông sở hữu cổ phần khác nữa đấy. Thế nên, sở hữu trái phiếu doanh nghiệp là một đường lui rất an toàn cho bạn.
– Tương tự với khi gửi tiền ngân hàng, lãi suất bạn nhận được hàng tháng là một con số cố định. Không bấp bênh như đầu tư chứng khoán hay cổ phiếu.
– Nếu không phải là người đã có kinh nghiệm, bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn lúc quyết định bán trái phiếu. Bởi nếu bán khi mất giá vào khoảng cuối thời hạn, bạn sẽ không được hoàn lại khoản tiền như lúc đầu tư ban đầu
– Việc được ưu tiên trả nợ cũng không thể đảm bảo hoàn toàn. Bởi nếu doanh nghiệp không còn khả năng chi trả cho bất cứ thứ gì, bạn cũng không thể nhận tiền lại dù được ưu tiên.
Mong rằng nhờ bài viết này, bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi trái phiếu doanh nghiệp là gì. Nếu bạn còn đang mông lung thì có thể tự tìm hiểu thêm tại đây. Chúc bạn đầu tư thành công.
Trong phân khúc dòng xe 7 chỗ hiện nay, Toyota Innova không còn là cái…
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, việc vay tiền mua xe ô tô trở…
Bước vào thời đại công nghệ 4.0, thẻ tín dụng trở nên phổ biến hơn…
Hội An là một trong những điểm đến hấp dẫn và nổi tiếng ở miền…
Trường quốc tế là một lựa chọn ngày càng phổ biến cho các bậc phụ…
Đầu tư vào bất động sản là một trong những hình thức đầu tư được…