Cụm từ “sinh viên nghèo” dường như không còn xa lạ trong cộng đồng sinh viên. Bởi khi bước vào ngưỡng cửa đại học cũng là lúc các bạn trẻ phải đối bạn với nhiều vấn đề mới, đặc biệt là về tài chính. Mỗi sinh viên thường còn phụ thuộc tài chính nhiều vào gia đình và khả năng kiếm được một ít tiền từ việc làm thêm. Vì lẽ đó, những cách quản lý tài chính sinh viên luôn được chú trọng và khuyến khích trau dồi ngay từ năm nhất. Việc có thói quen quản lý tài chính và chi tiêu hợp lý sẽ giúp sinh viên cân bằng giữa việc học tập tốt hơn và khám phá cuộc sống là rất quan trọng.

Kiểm soát tài chính tốt hơn sẽ giúp sinh viên cân bằng giữa việc học và cuộc sống

Quản lý tài chính mang lại lợi ích gì cho sinh viên? 

Quản lý tài chính là công việc của hầu hết mọi người, để trang bị cho bản thân và cuộc sống tương lai sau này. Đối với sinh viên, việc xây dựng cho mình thói quen chi tiếu, tiết kiệm hợp lý là điều cần thiết để duy trì cuộc sống vừa học vừa làm.

Nếu bạn là sinh viên đi học xa nhà thì sự hỗ trợ kịp thời từ phía cha mẹ cho các tình huống khẩn cấp là khó khăn. Hơn nữa, không phải gia đình nào cũng có điều kiện tài chính để dư giả nhất định cho con cái. Chính vì vậy, là những người trẻ hiện đại, bạn nên tự hình thành nếp sống độc lập và biết cách quản lý tài chính của mình.

Việc quản lý tài chính tốt sẽ giúp sinh viên có cuộc sống giản dị hài hòa, thoải mái trong tinh thần từ đó dễ dàng tập trung cho công việc tập của bản thân. Bên cạnh đó, còn giúp các bạn có được một khoản để trải nghiệm những điều mới mẻ trong cuộc sống. Ngoài ra, quản lý tài chính hiệu quả là bàn đạp giúp sinh thực hiện những dự định trong tương lai của mình.

Sinh viên biết cách quản lý tài chính sẽ giúp cuộc sống giản dị và thoải mái tinh thần

Sinh viên biết cách quản lý tài chính sẽ giúp cuộc sống giản dị và thoải mái tinh thần

3 cách quản lý tài chính sinh viên hiệu quả nhất

Kiểm soát các khoản chi tiêu

Việc đầu tiên trong quản lý tài chính sinh viên là bạn phải ghi chép lại các khoản mình đã chi tiêu. Vì như vậy, sẽ giúp bạn kiểm soát được nguồn tiền của mình và hiểu rõ bản thân đã chi tiêu vào những việc có ích hay không có ích, từ đó loại bỏ đi một số chi phí không cần thiết. Việc kiểm soát các khoản chi tiêu sẽ giúp bạn thống kê đầy đủ thói quen sinh hoạt tiền bạc từ đó hiểu rõ tài chính của mình ở mức nào mà lên phương án chi tiêu phù hợp

Kiểm soát chi tiêu sẽ giúp bản thân sinh viên hiểu rõ bản thân cần và muốn cái gì hơn

Kiểm soát chi tiêu sẽ giúp bản thân sinh viên hiểu rõ bản thân cần và muốn cái gì hơn

Lên kế hoạch ngân sách cá nhân

Lập bảng ngân sách là một bước quan trọng để phát triển kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên. Khi bạn bắt đầu tiết kiệm chi tiêu của mình hãy lập ngân sách, để đo lường được mức độ bạn chi tiêu trong một tháng và lên các món đồ cần mua.

Đầu tiên bạn hãy liệt kê thu nhập của bạn, tiếp theo đó là liệt kê các khoản chi tiêu, bao gồm mọi thứ từ tiền sách đến tiền thuê nhà. Cuối cùng, hãy dành một khoảng trống cho việc tiết kiệm hoặc chi tiêu của bạn thân.

Cách quản lý tài chính sinh viên hiệu quả nhất chính là lập kế hoạch ngân sách

Cách quản lý tài chính sinh viên hiệu quả chính là lập kế hoạch ngân sách

Giảm thiểu tối đa các khoản nợ

Phần đông sinh viên là những người con xa nhà đến một thành phố mới sinh sống và học tập. Vậy nên, sẽ có nhiều bạn thích thú với nơi sống mới với những thứ trải nghiệm mới. Dẫn đến việc chơi bời quá mức, mua sắm mạnh tay, du lịch, ăn uống thường xuyên khiến cho giới trẻ bị mất kiểm soát chi tiêu. Và điều này chính là nguyên nhân xuất hiện các khoản nợ của sinh viên xa nhà.

Vì vậy, để giảm thiểu các khoản nợ, các bạn sinh viên cần phải chi tiêu đúng mực và vay mượn khi cần thiết. Hạn chế ăn chơi, và mua sắm những thứ không cần thiết để tiết kiệm cho bản thân.

Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp một số cách quản lý tài chính sinh viên. Qua đó giúp các bạn có thể tạo dựng cách sống độc lập hơn. Đồng thời, có thể hạn chế được các rủi ro liên quan tới tài chính trong cuộc sống. Chúc các bạn lựa chọn cho mình được cách quản lý chi tiêu phù hợp nhất với mình và có kết quả như mong muốn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên