Một số nguyên tắc về pháp lý của hợp đồng Tái bảo hiểm
Hợp đồng tái bảo hiểm chỉ có thể được thực hiện và tồn tại khi có một hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực hay nói cách khác là không thể có hợp đồng tái bảo hiểm nếu không có hợp đồng bảo hiểm gốc. Có một định nghĩa rất cổ điển về tái bảo hiểm do luật gia nổi tiếng Lord Man – Field’s đưa ra vào năm 1807 “Tỏi bảo hiểm là một sự đảm bảo mới, bị chi phối bởi một đơn bảo hiểm mới, cho cùng một rủi ro đã được bảo hiểm trước, nhằm bồi thường cho người bảo hiểm theo mức thoả thuận và cả hai đơn bảo hiểm phải tồn tại đồng thời”.
Nguyên tắc tín nhiệm tuyệt đối (The atmost of good faith)là nét cơ bản đặc trưng trong Tái bảo hiểm. Trong hợp đồng Tái bảo hiểm, nguyên tắc này phải đặc biệt được tôn trọng. Cụ thể là công ty nhượng tái phải cung cấp đầy đủ mọi thông tin liên quan tới đối tượng Bảo hiểm cho công ty nhận tái biết, nếu có rủi ro xảy ra thì phải thông báo và tính toán tổn thất một cách trung thực. Ngược lại công ty nhận tái cũng phải trung thực trong việc đưa ra những thống kê tổn thất trên thị trường thế giới để tớnh đỳng phớ Tái bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thường (Principle of indemnity)cho phép công ty nhượng tái được toàn quyền hành động trong việc giải quyết khiếu nại, trừ khi có quy định khác trong hợp đồng Tái bảo hiểm. Kết quả của việc giải quyết khiếu nại đó sẽ được các công ty nhận tái chấp thuận. Tuy nhiên theo nguyên tắc này khi công ty nhượng tái muốn đòi bồi thường từ công ty nhận tỏi thỡ phải chứng minh được tổn thất rơi vào phạm vi hợp đồng Tái bảo hiểm. Cách thức tính toán và thanh toán bồi thường tuỳ thuộc vào từng phương thức Tái bảo hiểm và điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng.
Comments are closed.