Công tác chống trục lợi bảo hiểm hàng hóa XNK
Từ giữa những năm 1960 vấn đề trục lợi bảo hiểm trở nên phổ biến hơn và tồn tại trong một số nhỏ khách hàng. Uỷ ban bảo hiểm Úc đã ước tính hơn 10% doanh thu bảo hiểm để bồi thường tổn thất do trục lợi và tổng số tiền đó lên tới hơn 1,4 tỷ dollar hàng năm tại Úc. Trên thế giới, tại một số nước phát triển, các doanh nghiệp bảo hiểm là các doanh nghiệp tư nhân, chính vì thế xuất phát từ phía lợi ích các doanh nghiệp luôn có những biện pháp tối ưu để hạn chế trục lợi. Do đó, gần như rất ít trường hợp khi có tổn thất xảy ra thì mới thực hiện hành vi trục lợi bởi vì các công ty bảo hiểm ở các nước phát triển thường là các tập đoàn lớn, có nguồn tài chính vững mạnh, do đó họ thường thuê các công ty giám định có uy tín lớn. Hơn nữa, việc quản lý nhân viên rất chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc vận tải hàng hóa bằng container đang phát triển nên đã giảm thiểu được phần lớn rủi ro mất hàng. Vì vậy muốn trục lợi thành công, bên trục lợi phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Nên hầu hết các vụ trục lợ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đề xuất phát ở giai đợn đầu kí kết hợp đồng, hay có ý đồ gấy tổn thất hàng hóa từ trước. Do đó trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển trên thế giới thường tồn tại dưới hình thức trục lợi từ phía người tham gia bảo hiểm.
Ở Việt Nam, hành vi trục lợi từ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có điểm khác trên thế giới. Đa số các hành vi trục lợi đó được tiến hành sau khi có tổn thất hơn là có sự chuẩn bị ngay khi bắt đầu kí kết hợp đồng bảo hiểm. Vì kẻ trục lợi lợi dụng thông đồng với nhân viên trong công ty bảo hiểm hay với cơ quan giám định tổn thất để thực hiện hành vi trục lợi của mình.
Hơn nữa, Việt Nam cơ bản là nước công nghiệp, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nông sản, thủy sản, nguyên liệu thô,…hàng nhập thường là nguyên liệu phục vụ sản xuất, các nguyên liệu phục vụ nông nghiệp như phân bón, thức ăn gia súc,…Phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu thường có giá trị không cao, chính vì muốn giảm thiểu chi phí chuyên chở nên hàng hóa thường không được bảo quản trong container dễ gây ra tổn thất trong quá trình chuyên chở. Hơn nữa tập quán giao nhận của Việt Nam có những điểm khác như: Hàng hóa nhập khẩu thường được tập kết tại cảng sau đó mới chia cho chủ hàng, hay thay vì vận chuyển bảo quản trong container thì vận dụng các phương thức chở xá được sử dụng phổ biến với các mặt hàng như thức ăn gia súc, phân bón,…dễ gây tổn thất, trộm cắp trong quá trình đóng bao. Vì thế các hình thức trục lợi từ phía người tham gia bảo hiểm không chỉ là hành vi của người mua bảo hiểm lien kết với nhân viên doanh nghiệp bảo hiểm, người chuyên chở, chủ tàu mà còn với nhân viên cảng giao dịch.
Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam thường hạn chế trục lợi bảo hiểm bằng cách thực hiện công tác quản lý rủi ro, quản lý hợp đồng bảo hiểm và phát hiện khả năng trục lợi bằng kinh nghiệm của các nhân viên bảo hiểm có trình độ chuyên môn cao
Đối với hoạt động XNK hàng hóa bằng đường biển luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Người bảo hiểm cần phải chú trọng đến công tác quản lý rủi ro để lường trước được các khả năng xảy ra trục lợi. Nhận thức được điều này, các Doanh Nghiệp bảo hiểm Việt Nam cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để quản lý rủi ro như: Thực hiện các khâu điều tra, thu thập những thông tin liên quan đến đối tượng được bảo hiểm, đặc điểm của rủi ro và chính bản thân khách hàng bảo hiểm. Sau khi kí kết hợp đồng, DN bảo hiểm phải tổ chức quản lý hợp đồng, theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng của cả hai bên. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK thường phức tạp và lâu dài vì vậy quản lý hợp đồng là công việc trọng tâm trong quản lý khách hàng bảo hiểm
Quản lý hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK bằng đường biển là trách nhiệm nghĩa vụ của DN bảo hiểm đối với khách hàng. Chất lượng thực hiện hợp đồng tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sự tín nhiệm của khách hàng và xã hội đối với DN bảo hiểm. Quản lý chất lượng thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK là 1 nội dung quan trọng nhất và phạm vi rất rộng bao gồm cả việc đề phòng và hạn chế tổn thất, giám định và bồi thường bảo hiểm trong đó khâu giám định luôn là khâu dễ bị trục lợi bảo hiểm. Nhận thức được vấn đề trên, DN bảo hiểm VN đã tổ chức quản lý hợp đồng, theo dõi thực hiện hợp đồng để hạn chế tình trang trục lợi bảo hiểm
Việc phát hiện những nghi ngỡ và khả năng trục lợi ở một số mặt hàng, tàu, một số cảng, người tham gia bảo hiểm… Thường nhờ vào kinh nghiệm của những cán bộ có chuyên môn cao. Từ đó phối hợp với các cơ quan điều tra, công an để phát hiện và phòng chống trục lợi bảo hiểm hàng hóa XNK
Quy định của pháp luật nhằm phòng chống trục lợi bảo hiểm hàng hóa XNK: Luật kinh doanh bảo hiểm 2010
Các chế tài ngăn chặn hành vi trục lợi bảo hiểm hàng hóa XNK:
+ Về dân sự, theo quy định tại điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm, khi phát hiện hành vi trục lợi, DN bảo hiểm có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người hưởng thụ hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật Dân sự, hợp đồng Dân sự được giao kết do bị lừa dối có thể dẫn đến hợp đồng bị tuyên là vô hiệu và “không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên; các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Tùy từng trường hợp, xét theo tính chất của giao dịch vô hiệu, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật
Đối với những hành vi trục lợi bảo hiểm không có đủ các điều kiện để cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi trục lợi có thể phải chịu các chế tài hành chính theo quy định tại Điều 15, Nghị định 118/2003/NĐ-CP ngày 13/10/2003 của chính phủ như:
– Cảnh báo hoặc phạt tiền từ 1trđ đến 5trđ đối với cá nhân, tổ chức có hành vi trục lợi để nhận tiền bồi thường, tiền bảo hiểm – Phạt tiền từ 2trđ đến 10trđ đối với cán bộ, nhân viên của DN bảo hiểm, đại lý bảo hiểm hay DN môi giới bảo hiểm có 1 trong những hành vi như yêu cầu người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trả thù lao, hay các quyền lợi vật chất khác trái pháp luật trong quá trình giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật.
Comments are closed.