Kinh nghiệm phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Châu Á – Thái Bình Dương
Xu thế hiện nay là tự do hoá thương mại dịch vụ trong đó có dịch vụ BH. Tuy nhiên, quá trình này được tiến hành theo các bước đi và mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước. Dưới đây là kinh nghiệm và xu hướng phát triển TTBH PNT ở một số nước trong khu vực. 1.Trên thị trường bảo hiểm Châu Á – Thái Bình Dương:
Tiến trình tự do hoá và hội nhập sẽ ảnh hưởng tích cực tới TTBH PNT khu vực Châu Á–Thái Bình Dương, một phần là do có sự chuyển giao các nguồn tài chính. Các kỹ năng và bí quyết công nghệ cuả các công ty đa quốc gia. Các sản phẩm BH phức tạp hơn sẽ xuất hiện, thúc đẩy nhanh sự phát triển của TTBH. – Xu thế chung của TTBH Châu Á – Thái Bình Dương là giảm dần các số lượng DNBH PNT có 100% vốn của Nhà nước ( Như ở Singappore, Thái Lan, Trung Quốc đã cổ phần hóa Công ty bảo hiểm Nhân dân TQ vào 2003). – Để tăng cường năng lực tài chính: Các DNBH PNT có thể phát hành cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, hoặc các DN ở những thị trường kém phát triển có thể liên kết, sát nhập để đối phó với áp lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, tự do hóa (Ở Hồng Kông có 110 Công ty BH PNT, song chỉ 10 công ty hàng đầu đã chiếm thị phần 37-40% vào năm 2003, ở Thái Lan có 70 Công ty BH PNT, nhưng chỉ 10 công ty hàng đầu đã chiếm trên 50% thị phần, các công ty còn lại chỉ chiếm trung bình mỗi công ty 2% thị phần).Vì vậy, dưới áp lực cạnh tranh khốc liệt, nếu không muốn dời bỏ thị trường thì các công ty nhỏ tất yếu phải liên kết, sát nhập lại với nhau để tồn tại. – Về kinh nghiệm trong cơ chế quản lý vốn: Thay vì cơ chế quản lý vốn dựa trên khả năng thanh toán, một số nước như Úc, Nhật Bản, Singappore, Đài Loan đã và đang chuyển sang cơ chế quản lý vốn dựa trên phân tích rủi ro, nhằm xã định tốt yêu cầu tối thiểu về vốn sao cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh và cơ cấu rủi ro của DN đó, tạo ra thế chủ động và từ đó sẽ hoạt động có hiệu quả hơn.
Comments are closed.