Phân loại các hình thức về trục lợi bảo hiểm
a) Căn cứ vào lĩnh vực trục lợi:
– Trục lợi trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ
– Trục lợi trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ: là tất cả các hình thức trục lợi bảo hiểm còn lại, có một đối tượng bảo hiểm rõ ràng, có thể đánh giá được tổn thất một cách khách quan.
b) Căn cứ vào đặc điểm trục lợi:
– Trục lợi do lựa chọn đối nghịch: là hình thức trục lợi xảy ra trong việc kê khai trong quá trình bảo hiểm không đúng với sự thật của các chủ thể bảo hiểm. Đôi khi những vụ trục lợi bảo hiểm do thông tin bất đối xứng chỉ là do vô ý hoặc thiếu hiểu biết về bảo hiểm, tuy nhiên khi sự việc xảy ra thì đây không phải là lí do được chấp nhận.
– Trục lợi do rủi ro đạo đức: là hình thức trục lợi dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về chính sách bảo hiểm của công ty cũng như luật pháp bảo hiểm và môi trường kinh doanh bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm theo hình thức này thường được chuẩn bị kĩ lưỡng với các tình tiết và kịch bản lên sẵn. Do vậy rất khó khăn để phát hiện và xử lí triệt để.
c) Căn cứ theo hình thức trục lợi bảo hiểm: Trục lợi do khai tăng giá trị tổn thất: là hình thức trục lợi phổ biến nhất, đa dạng nhất và đứng đầu trong danh sách các hình thức trục lợi bảo hiểm, khi mà người trục lợi tận dụng những tổn thất có thật để thổi phồng khiếu nại nhằm hưởng chênh lệch.
– Trục lợi do mua bảo hiểm sau khi có tổn thất: Đối tượng bảo hiểm đã bị tổn thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên mua bảo hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.
– Trục lợi do bảo hiểm trùng: là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai DNBH trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Pháp luật không cấm người mua bảo hiểm trùng cho tài sản bởi vì đây là quyền định đoạt của chủ sở hữu với tài sản tức là chủ tài sản có quyền mua bảo hiểm cho tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm nhằm bảo vệ hợp pháp của mình đối với tài sản.
– Trục lợi do cố ý gây tổn thất với đối tượng bảo hiểm: trong đó người tiến hành trục lợi có kiến thức cao về nghiệp vụ bảo hiểm, hành vi được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền bảo hiểm thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra được sự thật thì tốn kém nhiều công sức và tiền của. Một cách khá phổ biến là tìm cách hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng.
– Trục lợi do khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng: Hợp đồng bảo hiểm phải có thời hạn bảo hiểm, có nghĩa DNBH phải có trách nhiệm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong một khoảng thời gian nào đó. Vậy nên để đưa những tổn thất xảy ra bên ngoài thời hạn bảo hiểm vào thời hạn được bảo hiểm, nhiều khách hàng đã tự ý hoặc liên kết với các bên cơ quan chức năng để ghi lùi ngày hoặc đẩy ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm
– Trục lợi do lập hồ sơ giả: bằng cách sử dụng những thông tin chính thống của bệnh nhân hoặc ăn trộm thông tin nhận diện để làm giả hoàn toàn một bộ hồ sơ khiếu nại hoặc tiếp tay cho các khiếu nại với chi phí cho các thủ tục và dịch vụ không hề xuất hiện. Hình thức trục lợi này là một trong những hình thức nghiêm trọng song lại phổ biến nhất và tinh vi nhất bởi những người thực hiện rất am hiểu nghiệp vụ và quy trình thủ tục đòi quyền lợi bảo hiểm.
Comments are closed.